Bài phát biểu của Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Đồng Xoài tại Hội nghị Sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ V (2020-2025)
Kính thưa quý vị đại
biểu!
Đầu nhiệm kỳ
2020-2025, Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Xoài quản trị, điều hành thực hiện
Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ V trong bối cảnh thuận lợi, khó
khăn, thách thức đan xen. Đó là: Đồng Xoài là đô thị tỉnh lỵ được lên thành phố
gần áp chót trong 63 tỉnh thành, chỉ trước thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
Có trình độ phát triển chưa xứng tầm, còn nhiều tiêu chí đô thị loại III đạt ở
mức thấp, quy hoạch chung chỉ đạt 1/3 diện tích toàn đô thị, Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị được đầu tư manh
mún, tự phát, kèm theo vấn nạn phân lô bán nền, xây dựng trái phép, không phép
tràn lan. Hê lụy là, hiệu lực quản trị của chính quyền thấp,
chưa phát huy được vị trí đô thị trung tâm tỉnh lỵ, lãng phí tài nguyên đất đai, đây cũng là nguyên nhân làm cho môi trường đầu tư kinh
doanh chưa tốt, số lượng doanh nghiệp ít, quy mô sản xuất nhỏ lẽ, đời sống vật chất,
tinh thần, … chưa đáp ứng nhu cầu.
Chủ tịch UBND thành phố Đồng Xoài Nguyễn Minh Bình
Mục tiêu, nhiệm
vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Bình Phước lần thứ XI, nhiệm kỳ
2020-2025; Nghị quyết 03, Kết luận 409
của Tỉnh ủy và Nghị quyết Đại hội đảng bộ thành phố Đồng Xoài lần thứ V, nhiệm
kỳ 2020-2025 là xây dựng Đồng Xoài trở thành Đô thị HIỆN ĐẠI, SINH THÁI, THÔNG MINH xứng tầm là trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh của tỉnh, đạt các tiêu chí
đô thị loại II vào năm 2025. Đây là sứ mệnh hết sức nặng nề mà Đảng và nhân dân
giao cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của thành phố
trong nhiệm kỳ này – nhưng cũng rất thiêng liêng, cao cả, đó là Sứ mệnh Phụng sự nhân dân để dẫn đầu.
Mục tiêu trên cần sự tham gia của mọi người dân, tổ chức, doanh nghiệp, trước nhiệm
vụ đó, UBND thành phố đặt ra 3 yêu cầu cho bài toán phát triển đô thị Đồng Xoài
trước những khó khăn, thách thức như sau:
- Có tầm
nhìn, chiến lược;
- Nghĩ lớn, nhìn tổng thể
hành động nhanh, bắt đầu từ những việc cụ thể;
- Kết quả lớn, chọn vấn đề
nhiều bức xúc, tác động đến nhiều người trước tiên.
Ba yêu cầu trên đã được lãnh đạo thành phố cụ thể hóa bằng 3 trụ cột,
đó là: Lấy Công nghệ thông tin và truyền thông làm mũi nhọn; Đầu tư hạ tầng đô
thị, dịch vụ đô thị làm then chốt và mở rộng đô thị làm nền tảng để đầu tư xây
dựng và phát triển đô thị Đồng Xoài.
Thực hiện chuyển đổi số trên các lĩnh vực
Qua
2,5 năm thực hiện, khắc phục những khó khăn thách thức, với những kết quả nổi bật
trên các lĩnh vực kinh tế, hạ tầng đô thị, văn hoá - xã hội và Quốc phòng an
ninh. Trong đó, kinh tế thành phố chuyển dịch đúng hướng và tiếp tục duy trì
mức tăng trưởng 15%/năm. Tổng thu ngân sách nhà nước 3.549 tỷ đồng, đạt 71,5%,
trong đó, thu phát sinh trên địa bàn do thành phố thực hiện 1.714 tỷ đồng, đạt
57% so với nghị quyết. Tổng chi ngân sách nhà nước 2.160 tỷ đồng đạt 52%. Trong
đó, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản 711 tỷ đồng, đạt 71% so với chỉ tiêu nghị quyết. Thu nhập bình quân đầu người 115
triệu đồng/người/năm. Ngay sau Đại hội, thành phố đã tập trung huy động mọi
nguồn lực, ưu tiên đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị. Trong đó, việc đầu tư
xây dựng phát triển hạ tẩng giao thông được xem là bước đột phá của thành phố
trong những năm vừa qua. Dấu ấn đậm nét trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đô
thị của thành phố trong nửa nhiệm kỳ qua, đó là đầu tư, nâng cấp, mở rộng các
tuyến đường hiện hữu.

Tuyến đường Phan Bội Châu được
khánh thành đưa vào sử dụng
Những kinh
nghiệm trong cách thực hiện để đạt kết quả nổi bật trên 3 trụ cột chính như sau:
1. Tầm nhìn, chiến lược xây dựng thành phố đã được cụ thể hóa trong đồ
án Quy hoạch chung mở rộng đô thị Đồng Xoài được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết
định 3279 ngày 30/12/2021, quy hoạch phân khu đạt 100%, quy hoạch chi tiết đạt
44,96% khối lượng yêu cầu, đây là NỀN TẢNG đầu tư xây dựng và phát triển thành
phố bền vững. Bởi có quy hoạch thì sẽ sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai.
2. Đầu tư đầu bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật (đã cơ bản kết nối, liên
thông nhiều tuyến đường cụt, nâng cấp thảm nhựa toàn bộ hệ thống đường đô thị
của thành phố, kiên cố suối đồng tiền, suối đá; phát quang, khai thông SUỐI RẠT
giải quyết vấn đề ngập úng hàng năm cho Tân Đồng, Tân Thiện, Tân Xuân chỉ với 6
tỷ đồng và hơn 100 ha đất bị ngập úng trước đây đã trở thành đất xây dựng đô
thị mang trên mình giá trị mới); Về đầu tư hệ thống hạ tầng xã hội (Sửa chữa,
nâng cấp Chợ Đồng Xoài trong đại dịch, xây dựng 11 công viên lớn nhỏ đồng thời
là không gian công cộng phục vụ người dân); Do có quy hoạch tài nguyên đất đai sẽ
được sử dụng hiệu quả hơn, nâng cao hiệu lực quản trị công, tạo môi trường đầu
tư kinh doanh bình đẳng, khắc phục đầu tư dàn trải, manh mún, phân lô bán nền,
xây dựng trái phép, không phép…
3. Về mũi nhọn Công nghệ thông tin và Truyền thông: Thật sự đầu tư cho
chuyển đổi số không là nguồn kinh phí quá lớn, quan trọng là cách làm. Với 16
tỷ đồng, năm 2022, thành phố Đồng Xoài được hiệp hội phần mềm và dịch vụ công
nghệ thông tin Việt Nam VINASA công nhận là thành phố thông minh trên lĩnh vực
quản lý, điều hành đô thị thông minh, nổ lực ứng dụng công nghệ thông tin,
chuyển đổi số đã tăng năng suất lao động của cán bộ thành phố lên 300% so với
năm 2019 (mỗi cán bộ thành phố tham mưu trung bình 9 văn bản đi/ngày, cán bộ
cấp xã là 7,5 văn bản/ngày) đây là những giá trị dịch vụ mà thành phố đã đem
lại cho người dân, người dùng và khách hàng, doanh nghiệp những trải nghiệm là
công dân số. Chuyển đổi mô hình quản trị công của thành phố từ CHÈO THUYỀN SANG
LÁI THUYỀN. Trước đây, người dân nghĩ nhà nước phải làm tất cả. Nay, qua Truyền thông, Dân vận khéo người dân
ngày càng tham gia nhiều hơn, góp sức
người, sức của chung tay xây dựng thành phố ngày càng giàu đẹp, văn minh,
đáng sống.
Chuyển biến rõ nét nhất có thể cảm nhận được là sự tham gia của người
dân trong xây dựng những công trình Ý
đảng, Lòng dân đã và đang lan tỏa rộng khắp từ khu phố, ấp đến xã, phường
trên địa bàn thành phố, như là phong trào Việc
phố việc, làng đất vàng cũng hiến (người hiến hơn 41 ha, trị giá hơn 500 tỷ
đồng); Chương trình 1000 Camera (người dân đóng góp 800 camera, trị giá 4 tỷ
đồng); Chương trình mỗi năm, mỗi khu phố ấp có ít nhất 1 km đường Sạch, Xanh,
Sáng, Đẹp, An toàn (đã có 23,66 km đường do người dân tự đóng góp xây dựng).
Cũng thông qua kênh công nghệ thông tin và truyền thông này thành phố tiếp nhận
được Tâm tư, Nguyện vọng, Phản ảnh kiến nghị, bứt xúc của người dân nhanh hơn,
rộng khắp hơn làm cơ sở để phân tích, đánh giá và ra quyết định phù hợp, đáp
ứng mong mỏi của người dân (thành phố luôn đi đầu trong CCHC, chuyển đổi số).
Nhờ đây, mà tình hình An ninh chính trị, Trật tự an toàn xã hội của thành phố
ngày càng đi vào nề nếp góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Công trình Quảng trường
thành phố Đồng Xoài đang được thi công xây dựng
Tuyên dương khen thưởng các hộ dân hiến đất
làm đường thực hiện phong trào “Việc phố, việc làng, đất vàng cũng hiến”
Kết quả 2,5 năm qua là thế nhưng chúng tôi nhận thức rằng, cũng chưa
thể đáp ứng hết nhu cầu của người dân, do đó chúng tôi luôn ý thức phải nổ lực
nhiều hơn nữa để đáp ứng điều đó.
Kính thưa quý vị đại biểu!
Đối với những vấn đề đại biểu quan tâm, xin làm rõ 2 vấn đề sau:
1. Lo ngại nguồn thu không đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển thành phố,
giải pháp là: (1) Tăng thu: Rà soát, quy hoạch lại quỹ đất để sử dụng hiệu quả (đầu
nhiệm kỳ vốn đầu tư công trung hạn của thành phố là 1100 tỷ đồng, qua rà soát
đã nâng lên hơn 1700 tỷ, tăng 600 tỷ so với đầu nhiệm kỳ); Việc mở các tuyến
đường mới; cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông đã xuống cấp tạo điều kiện để
người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng, kinh doanh buôn bán, nộp
thuế; Quản lý xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, tạo điều kiện người dân
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nộp thuế; (2) Giảm chi 500 tỷ đồng từ việc vận
động nhân dân hiến đất làm đường (thay vì số tiền này phải chi trả cho bồi
thường), thì chi cho đầu tư phát triển mới các tuyến đường tạo ra nguồn thu
mới. Và hệ sinh thái này được quay vòng để tạo nguồn thu phục vụ xây dựng thành
phố.
2. Lo ngại không hoàn thành chương trình 50% quy hoạch chi tiết (QHCT),
số liệu 18,46% của diện tích tự nhiên toàn đô thị trong báo là chưa phù hợp, mà
số liệu này phải tính theo diện tích đất quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng quy
định, UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3279 ngày 30/12/2021 là 6110 ha.
Như vậy, với 74 đồ án QHCT, diện tích 2747,1 ha/6110ha thì chúng ta đã đạt
44,96% theo kế hoạch.
Công trình thoát lũ Suối Đá đang được thi công phấn đấu
hoàn thành trong năm 2023
Kính thưa quý vị đại
biểu!
Tương lai không xa, nhân
dân, du khách trong và ngoài nước đến với Đồng Xoài là đến với một thành phố Hiện
đại, Sinh thái, Thông minh đặc biệt là một thành phố có hệ thống giao
thông đồng bộ, thông suốt; có cây xanh rợp bóng mát, một thành phố rừng xoài đủ
chủng loại, một thành phố tràn ngập sắc hoa vàng đẹp xinh tươi thắm; là một
thành phố trẻ năng động, sáng tạo đã và đang vươn lên tiến kịp với các thành
phố trong và ngoài nước; thực hiện được ước vọng của những người đi trước, làm
thỏa lòng của những người đang sống hôm nay và cho thế hệ tương lai một thành
phố đáng sống
Lãnh đạo thành phố Đồng Xoài chụp hình lưu
với lãnh đạo tỉnh tại hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố
khóa V
Với tất cả tấm lòng chân thành, Tôi mong toàn quân,
dân, chính, đảng Đồng Xoài đồng tâm ủng hộ nhiệt tình, các sở, ban, ngành, đặc
biệt là lãnh đạo tỉnh tạo mọi điều kiện để Đồng Xoài sớm thực hiện được ước mơ
đẹp đó.
Xin trân
trọng cảm ơn!